ăn
thịt chó là văn hoá ẩm thực lâu đời ở việt nam, không chỉ ở Việt Nam mà
nó còn là một thứ "đặc sản" đối với rất nhiều nước khu vực như:
Indonesia,Philippines hay đến mức như châu lục như trung quốc và hàn
quốc và xa xôi hơn nữa là châu mỹ như mexico,chile, thuỵ sỹ. hay ở cả
một nước phát triển là Mỹ nơi vẫn có hai trường phái đối lập về vấn đề
ăn thịt chó. vô số các nước trên thế giới nữa, họ cũng coi thịt chó là
một loại thực phẩm và sử dụng chúng một cách bình thường. vậy
tại sao một số tầng lớp trong xã hội khi mà đời sống cao, coi chó mèo
là thú cưng và nâng nó lên một cách vô giá, chăm chút chăm sóc chúng,
chải chuốt chúng lại quên điều đó và lên án trong khi hàng ngày vẫn sử
dụng các loại thịt động vật khác một cách bình thường. vậy page này sinh
ra không vì mục đích đấu tranh hay gây chiến, mục đích chính là tập hợp
những người ủng hộ việc ăn thịt chó lại và cùng nhau thảo luận về vấn
đề này trước những lên án và chuẩn bị lên dự thảo cấm loại hình ẩm thực
này. vậy tôi kêu gọi mọi người những ai ủng hộ việc ăn thịt chó hãy cùng
nhau like và chia sẻ để cộng đồng thêm lớn mạnh. phát triển để giữ gìn
văn hoá ẩm thực này. đã đến lúc những người ủng hộ và yêu thích loại
hình ẩm thực này phải lên tiếng và có tiếng nói.
Những tác dụng bất ngờ từ thịt chó
Theo
Đông y, thịt chó(cẩu nhục) vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác
dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn. Thịt chó có chứa nhiều
protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Xương chó có
canxi dạng phosphat, carbonat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị
thuốc tốt cho người có máu hàn. Chúng ta cung tìm hiểu những lợi ích của thịt chóMột số món ăn, tác dụng của thịt chó

Thịt chó hầm sơn dược kỷ tử: Thịt chó 500g – 1kg (làm sạch, thái lát); sơn dược, kỷ tử, mỗi thứ đều 60g, thêm gia vị trộn đều để 15 phút, thêm nước nấu hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp thận dương hư suy (di tinh tảo tiết, đau lưng, mỏi gối lạnh chi thể…), người cao tuổi cơ thể suy nhược.
Cháo thịt chó đậu hạt: Thịt chó 500g (làm sạch thái lát), thêm gạo tẻ, đậu hạt nấu hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nhiều bữa trong ngày. Dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, đầy trướng bụng, đau bụng.
Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo: Thịt chó 500g thái lát nấu với gạo tẻ thành dạng canh, cháo, thêm gia vị hoặc nấu như món ăn thông thường dạng nhựa mận áp chảo với riềng, xả, gia vị. Dùng trong các trường hợp cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run.
Thịt chó hầm đậu đen: Thịt chó 150g, đậu đen 40g cùng nấu chín nhừ, thêm gia vị thích hợp, cho ăn khi nóng liên tục trong 5 – 10 ngày. Dùng cho trẻ nhỏ đái dầm.
Ngoài thịt chó, các bộ phận khác như xương, mỡ, óc, tinh hoàn của chó đều là những vị thuốc chữa được nhiều bệnh
Xương chó (cẩu cốt): Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét.
- Xương mình và xương chân chó (chó vàng là tốt nhất) ninh đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đã rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.
- Cao ngũ cốt: Xương chó kết hợp với xương bò, lợn, gà, khỉ, trăn nấu thành cao. Làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khoẻ.
Dương vật và tinh hoàn của chó: Vị mặn, tính nóng; có tác dụng ích tinh, tráng dương, tăng cường sinh dục. Chữa thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Ngày dùng 4 – 12g, dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hay kết hợp với kỷ tử, nhục quế và toả dương.
Sỏi dạ dày chó (cẩu bảo): Vị ngọt mặn, tính bình; có tác dụng giải độc, khai uất, cầm nôn. Ngày dùng 0,2 – 2g, tán bột mịn uống hay kết hợp với các thuốc khác.
Óc chó: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ dưỡng, an thần. Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ.
Mỡ chó: Vị ngọt, tính mát, trơn nhày; có tác dụng làm se, chống loét. Lá sung tật khô, sao vàng tán mịn, trộn với mỡ chó. Bôi hàng ngày chữa bỏng.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người sau các bệnh nhiễm khuẩn sốt nóng, viêm tấy, các trường hợp âm hư hỏa vượng.
Theo Món ăn ngon
Xuýt xoa lẩu chó nóng hổi, đậm đà cho ngày lạnh
Với sự sáng tạo của người làm bếp, thịt chó tiếp tục lên ngôi với món lẩu vừa lạ vừa quen. Quen vì các món lẩu hay nguyên liệu thịt chó vốn xuất hiện từ rất lâu trong ẩm thực Việt. Nhưng kết hợp cả hai lại với nhau thì lại tạo ra món ăn khá lạ mà nhiều người chưa biết đến.
Thưởng thức món lẩu “cẩu nhục” một vài lần lại thấy dường như nó được biến tấu từ món canh sáo măng thịt chó của người miền Bắc. Cũng là thịt chó tẩm ướp gia vị nấu cùng măng tươi. Nhưng với món lẩu thì cần biến hóa thêm một chút ở phần nước dùng, đó chính là vị ngòn ngọt, béo ngậy của nước cốt dừa – nguyên liệu không thể thiếu nếu muốn có được nồi lẩu đậm đà hương vị. Thêm vào đó là sự phong phú của các loại rau ăn kèm mà các món thịt chó khác thường không có.
Hình ảnh: Xuýt xoa lẩu chó nóng hổi, đậm đà cho ngày lạnh số 1
Với sự sáng tạo của người làm bếp, thịt chó tiếp tục lên ngôi với món lẩu vừa lạ vừa quen. Quen vì các món lẩu hay nguyên liệu thịt chó vốn xuất hiện từ rất lâu trong ẩm thực Việt. Nhưng kết hợp cả hai lại với nhau thì lại tạo ra món ăn khá lạ mà nhiều người chưa biết đến.
Thưởng thức món lẩu “cẩu nhục” một vài lần lại thấy dường như nó được biến tấu từ món canh sáo măng thịt chó của người miền Bắc. Cũng là thịt chó tẩm ướp gia vị nấu cùng măng tươi. Nhưng với món lẩu thì cần biến hóa thêm một chút ở phần nước dùng, đó chính là vị ngòn ngọt, béo ngậy của nước cốt dừa – nguyên liệu không thể thiếu nếu muốn có được nồi lẩu đậm đà hương vị. Thêm vào đó là sự phong phú của các loại rau ăn kèm mà các món thịt chó khác thường không có.
Hình ảnh: Xuýt xoa lẩu chó nóng hổi, đậm đà cho ngày lạnh số 1
Hình ảnh: Xuýt xoa lẩu chó nóng hổi, đậm đà cho ngày lạnh số 2
Thịt chó nấu lẩu thường được cắt thành những miếng to, rồi ướp với ngũ vị hương, xả băm cùng các loại gia vị khác cho vừa ăn. Màu vàng nghệ của ngũ vị hương giúp cho món ăn thêm phần hấp dẫn hơn. Nếu thích, bạn có thể xào sơ thịt chó trước khi nấu để gia tăng hương vị cho món ăn. Tùy theo khẩu vị từng người thích vị chua thanh của măng tươi cắt sợi hay vị ngọt của đu đủ non mà chế biến cho phù hợp. Chú ý nếu nấu đu đủ thì khi thịt mềm có thể cho vào nấu cùng, nhưng với măng thì phải cho vào sớm hơn.
Không có loại rau “bắt buộc” phải ăn cùng món lẩu “cẩu nhục”, vì vậy bạn có thể chọn bất kỳ loại rau nào tùy thích. Nhưng được nhiều người ưa chuộng vẫn là rau muống, rau dền và rau cải xanh… Cũng như các món lẩu khác, bún và mì gói đều có thể chiều lòng mọi thực khách với nước dùng đặc biệt này. Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không có chén nước chấm làm từ tương xay cùng vị cay cay của ớt, giòn giòn của đậu phộng rang giã nhỏ.
Hình ảnh: Xuýt xoa lẩu chó nóng hổi, đậm đà cho ngày lạnh số 3
Trong những chiều se lạnh của Sài Gòn sắp đến ngày Tết truyền thống, ngồi thưởng thức nồi lẩu nghi ngút khói, thoảng mùi thơm của sả quyện cùng vị đặc trưng của lẩu “cẩu nhục” thì ngon phải biết.
Ở Sài thành bạn có thể thưởng thức món ăn này tại một số quán nằm trên đường Cống Quỳnh, quận 1, đường Trường Sơn ở Tân Bình hay Thanh Đa, Bình Thạnh. Bên trong con hẻm nhỏ cạnh đường Nguyễn Thị Minh Khai đối diện Thảo Cầm Viên cũng có bán lẩu “cẩu nhục”… Còn ở đất kinh kỳ Hà Nội, các chủ quán ở phố Nhật Tân cũng kịp thời bổ sung thêm món này giúp làm phong phú hơn cho thực đơn trong mùa đông giá lạnh.
Thịt chó nấu lẩu thường được cắt thành những miếng to, rồi ướp với ngũ vị hương, xả băm cùng các loại gia vị khác cho vừa ăn. Màu vàng nghệ của ngũ vị hương giúp cho món ăn thêm phần hấp dẫn hơn. Nếu thích, bạn có thể xào sơ thịt chó trước khi nấu để gia tăng hương vị cho món ăn. Tùy theo khẩu vị từng người thích vị chua thanh của măng tươi cắt sợi hay vị ngọt của đu đủ non mà chế biến cho phù hợp. Chú ý nếu nấu đu đủ thì khi thịt mềm có thể cho vào nấu cùng, nhưng với măng thì phải cho vào sớm hơn.
Không có loại rau “bắt buộc” phải ăn cùng món lẩu “cẩu nhục”, vì vậy bạn có thể chọn bất kỳ loại rau nào tùy thích. Nhưng được nhiều người ưa chuộng vẫn là rau muống, rau dền và rau cải xanh… Cũng như các món lẩu khác, bún và mì gói đều có thể chiều lòng mọi thực khách với nước dùng đặc biệt này. Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không có chén nước chấm làm từ tương xay cùng vị cay cay của ớt, giòn giòn của đậu phộng rang giã nhỏ.
Hình ảnh: Xuýt xoa lẩu chó nóng hổi, đậm đà cho ngày lạnh số 3
Trong những chiều se lạnh của Sài Gòn sắp đến ngày Tết truyền thống, ngồi thưởng thức nồi lẩu nghi ngút khói, thoảng mùi thơm của sả quyện cùng vị đặc trưng của lẩu “cẩu nhục” thì ngon phải biết.
Ở Sài thành bạn có thể thưởng thức món ăn này tại một số quán nằm trên đường Cống Quỳnh, quận 1, đường Trường Sơn ở Tân Bình hay Thanh Đa, Bình Thạnh. Bên trong con hẻm nhỏ cạnh đường Nguyễn Thị Minh Khai đối diện Thảo Cầm Viên cũng có bán lẩu “cẩu nhục”… Còn ở đất kinh kỳ Hà Nội, các chủ quán ở phố Nhật Tân cũng kịp thời bổ sung thêm món này giúp làm phong phú hơn cho thực đơn trong mùa đông giá lạnh.
Page 1 of 11
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
- 29/09/2019 - 0 comments
- 29/09/2019 - 0 comments
- 29/09/2019 - 0 comments
- 29/09/2019 - 0 comments
29/09/2019 - 0 comments
29/09/2019 - 0 comments
29/09/2019 - 0 comments
29/09/2019 - 0 comments
0 nhận xét: